Cầu trục dầm đơn và cầu trục dầm đôi được dùng để nâng các vật nặng có trọng tải từ 1 tấn trở lên. Những môi trường có nhiều thiết bị đặc biệt thì việc nâng hàng càng trở lên khó khăn hơn.Việc sử dụng cầu trục dầm đơn, dầm đôi rất cần thiết. Nhưng ngày nay, khoa học ngày càng phát triển thì chúng ta có thể dùng cầu trục để nâng hàng thì hiệu quả công việc cao hơn.

1. Cầu trục dầm đơn và cầu trục dầm đôi.
Cầu trục dầm đơn có kết cấu nhỏ gọn, phù hợp với tài chính, sử dụng dễ dàng, tiết kiệm không gian. Điều kiện khai thác mức độ trung bình. Thời gian sử dụng lâu dài, chất lượng tốt.


1.1. Cấu tạo cầu trục dầm đơn
– Dầm chính có mặt cắt dạng hộp hoặc chữ I . Dầm dạng hộp bên trong có các sườn dọc, tấm vách để tăng độ cứng.

2. Cầu trục dầm đôi.
Thông số kỹ thuật cơ bản của cầu trục dầm đôi.
– Sức nâng : Từ 2 tấn – 30 tấn.
– Chiều cao nâng hạ: 12 mét.
– Tốc độ di chuyển (m/min): Từ 8,3 – 2,3 mét/phút.
– Tốc độ motor : Từ 3,7 x 4 đến 17 x 8 (kw x P).
– Thiết bị chính: Nhập khẩu từ Hàn Quốc.

2.1. Cấu tạo cầu trục dầm đôi
Cấu tạo cầu trục dầm đôi bao gồm : 2 dầm chính liên kết với 2 dầm biên tạo thành khung cứng, xe con di chuyển dọc cầu trục, trên xe con được lắp đặt palang hoặc tời điện, cụm hạn chế di chuyển của xe con, sàn công tác, hệ thống dây dẫn điện, điều khiển cầu trục, hệ thống điện di chuyển cầu trục dọc xưởng.


2.2. Nguyên lý hoạt động của cầu trục dầm đôi.
Hai đầu của dầm chính liên kết cứng với các dầm biên theo phương thẳng đứng, nằm ngang. Tại dầm biên có lắp đặt bộ bánh xe di chuyển chạy trên hai thanh ray đặt dọc theo sàn xưởng trên các vai cột. Theo phương nằm ngang thì khoảng cách tại tâm các ray là khẩu độ cầu trục.
Palang di chuyển dọc trên đường ray trên dầm chính cầu trục, chúng di chuyển nhờ cơ cấu nâng. Tùy thuộc vào công dụng, cũng như nhu cầu sử dụng của cầu trục đặt 1 hoặc 2 cơ cấu nâng trên palang. Nếu sử dụng 2 cơ cấu nâng thì cơ cấu nâng chính sẽ có tải trọng lớn, cơ cấu nâng phụ tương ứng có tải trọng nhỏ hơn.
Hits: 823